Sức Khỏe

6 bệnh dân văn phòng thường gặp và cách phòng tránh

Dân văn phòng nhìn bề ngoài tưởng nhàn nhã nhưng trên thực tế đây là nhóm đối tượng dễ mắc các bệnh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vậy các bệnh dân phòng thường gặp là gì?

Hàng ngày làm việc từ 8 – 10 tiếng với máy tính, chịu ảnh hưởng của bức xạ máy tính, ít vận động, đi lại nhiều, công việc áp lực… khiến dân văn phòng đối diện nguy cơ mắc nhiều bệnh lý. Những bệnh này về lâu dài ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm việc và chất lượng cuộc sống của mỗi người. Cùng điểm danh một số bệnh dân văn phòng thường gặp và cách phòng tránh qua bài viết dưới đây:

1.  Bệnh về mắt

Các ảnh hưởng về mắt như mờ mắt, cận, loạn… là một trong những bệnh thường gặp của nhân viên văn phòng, bởi họ phải ngồi đối diện với máy tính thường xuyên nên việc mắc các bệnh về mắt sẽ tăng cao hơn do với người bình thường nhiều lần. Các tia bức xạ trong màn hình máy tinh sẽ ảnh hưởng tới mắt, và việc tập trung nhìn tốc độ cao sẽ làm cho mắt thường xuyên bị mỏi mắt, khô mắt. Về lâu về dài gây cận thị, giảm thị lực, đục thủy tinh thể..

Cách phòng tránh các bệnh về mắt cho dân văn phòng:

  • Để giảm nguy cơ mắc bệnh về mắt nên chọn chỗ ngồi gần cửa sổ, có không khí và ánh sáng tự nhiên sẽ có lợi cho sức khỏe.
  • Bên cạnh đó dân văn phòng nên thường xuyên massage cho mắt. Sau khoảng 40 – 45 phút làm việc, bạn nên nhắm mắt 2 – 3 phút và mát-xa vùng quanh mắt khoảng 5 phút để máu lưu thông tốt hơn. Điều này giúp mắt hồi phục nhanh hơn, tránh hiện tượng mỏi điều tiết.
  • Cách mát – xa mắt đúng là dùng ngón tay xoay nhẹ nhàng vòng quay mắt; vuốt nhẹ vùng bầu mắt trên và bầu mắt dưới; dùng tay day giữa hai chân mày. Nên rửa tay sạch trước khi mát-xa để tránh gây viêm nhiễm cho mắt.
  • Ngoài ra, nên uống nhiều nước, khoảng 2 lít và ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày để mắt thêm khỏe mạnh.
  • Màn hình máy tính cần chếch lên 15 – 20 độ so với mặt phẳng nằm ngang. Khoảng cách từ mắt tới màn hình không ngắn hơn chiều dài một cánh tay (tính từ khuỷu tay cho đến lòng bàn tay).

6 bệnh dân văn phòng thường gặp và cách phòng tránh

Cách phòng ngừa bệnh này là giữ khoảng cách từ mắt đến máy tính ít nhất 30cm, thường xuyên cho mắt nghỉ ngơi, thư giãn để mắt đỡ mỏi, điều chỉnh ánh sáng trong phòng làm việc phù hợp không quá chói,…

2. Vẹo đốt sống cổ

Đây là căn bệnh mà đa số dân văn phòng thường xuyên mắc phải. Việc ngồi suốt ngày và ít thay đổi tư thế làm máu khó lưu thông, lâu ngày sẽ gây ra thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa khớp,…

6 bệnh dân văn phòng thường gặp và cách phòng tránh

Bạn có thể phòng tránh căn bệnh này bằng cách giữ ấm cho cổ, điều chỉnh nhiệt độ trong phòng làm việc từ 26 đến 28 độ C, tranh thủ vận động xương khớp trong lúc làm việc như xoay cổ, cúi đầu, ngửa cổ,…để máu lưu thông tốt hơn.

3. Hội chứng ống cổ tay

Còn được gọi là Hội chứng chuột máy tính do bệnh này xuất hiện khi dùng tay lâu ở một tư thế sử dụng chuột máy tính. Triệu chứng của bệnh này là đau nhức, tê mỏi ở cánh tay và khớp cổ tay.

6 bệnh dân văn phòng thường gặp và cách phòng tránh

Nghe có vẻ bình thường nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến xương cổ tay của bạn bị tê cứng, đau buốt và liệt ngón tay. Thậm chí, nếu nguy hiểm hơn thì sẽ bị hỏng dây thần kinh cổ tay và hoại tử bàn tay.

Để hạn chế hội chứng này, bạn nên có tư thế ngồi làm việc hợp lý, thường xuyên mát xa cổ tay, bàn tay, co duỗi cánh tay trong thời gian làm việc.

4. Khô da

Một trong các bệnh văn phòng thường gặp khác là khô da, viêm da. Ngồi làm việc trong phòng điều hòa, máy lạnh sẽ khiến da bạn mất nước, các tế bào biểu bì khô lại dẫn đến các bệnh về dị ứng hoặc viêm da, khiến làn da của bạn xuống cấp trầm trọng. Ngoài ra, bức xạ từ máy tính cũng khiến da bạn bị nhiễm xạ từ.

6 bệnh dân văn phòng thường gặp và cách phòng tránh

Biện pháp để bảo vệ làn da trong môi trường làm việc văn phòng là tránh ngồi một chỗ trước máy tính quá lâu, điều chỉnh nhiệt độ trong phòng làm việc phù hợp, uống đủ nước, cung cấp đủ các loại vitamin tốt cho da, cung cấp độ ẩm bằng xịt khoáng hoặc sử dụng các thiết bị tạo hơi ẩm. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt một chậu cây nhỏ như xương rồng, lưỡi hổ, sống đời… trên bàn máy để chúng hút bớt lượng bức xạ phát ra.

5. Béo phì, béo bụng

Không chỉ với nam giới, nữ nhân viên văn phòng cũng có xu hướng bụng to hơn bình thường. Nguyên nhân là do ít vận động, ngồi sai tư thế, khiến cho lượng mỡ tích lại ở vùng bụng nhiều hơn. Không những vậy, ít vận động hay ăn quà vặt, thừa calo dẫn tới béo phì do năng lượng nhập vào nhiều hơn năng lượng tiêu hao.

Béo phì lâu dài có thể gây ra rất nhiều nguy cơ, hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe, có thể dẫn đến các bệnh như: tim mạch, xơ vữa động mạch, đột quỵ, tai biến…

6 bệnh dân văn phòng thường gặp và cách phòng tránh

Phòng bệnh béo phì đối với dân văn phòng:

  • Xây dựng lối sống năng động trong môi trường công việc: năng vận động tại chỗ hoặc đi lại (đi lấy đồ, photo tài liệu, lấy giấy in, nước… trong khu làm việc, đi cầu thang bộ thay cho thang máy khi phải lên xuống vài tầng lầu). Hạn chế ngồi liên tục hai giờ; ít nhất sau mỗi hai giờ nên tranh thủ đứng lên, đi lại, vận động tay chân 10 – 15 phút. Tranh thủ thời gian ăn trưa để ra ngoài tản bộ…
  • Lên lịch tập thể dục định kỳ, lựa chọn hình thức thể dục phù hợp với điều kiện sức khỏe, thời gian và tính khả thi. Duy trì lịch tập luyện, tránh bỏ tập.
  • Hạn chế dần rồi từ bỏ những thói quen có hại: hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn vặt, xem phim, chơi game…
  • Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học: Lựa chọn bữa ăn đa dạng nhưng cân đối và hợp lý với nhu cầu năng lượng của cơ thể. Hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều chất béo (dầu mỡ): thức ăn nhanh (fast–food), thức ăn dạng chiên xào; Tăng cường ăn thêm rau, củ, quả để tăng cường chất xơ cho cơ thể.

6. Bệnh gout

Ít ai nghĩ rằng bệnh gout lại có thể tìm tới dân văn phòng nhưng đây lại là nhóm người có nguy cơ cao gặp phải bệnh gout. Theo bác sĩ giải thích thì việc ngồi làm việc trong môi trường văn phòng điều hòa mát lạnh, cơ thể ít tiết mồ hôi nên lượng nước uống giảm. Điều này ảnh hưởng tới thận khi làm giảm chức năng bài thải acid uric ra ngoài, chất này dễ bị giữ lại hình thành bệnh gout.

Đặc biệt, môi trường văn phòng ít vận động, ăn uống ít rau xanh và nhiều đạm gây thừa chất. Dung nạp nhiều hàm lượng purine, ít vận động tiêu tốn năng lượng sẽ làm dư thừa acid uric trong máu làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh gout. Chưa kể những người có đặc thù công việc thường xuyên phải tiếp khách uống bia rượu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

6 bệnh dân văn phòng thường gặp và cách phòng tránh

Để phòng tránh gout, dân văn phòng nên:

  • Bổ sung nước: Nước giúp loại bỏ acid uric khỏi cơ thể, vì vậy cần tăng cường uống nước giúp phòng tránh được bệnh thống phong.
  • Giảm béo: Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách giảm cân từ từ giúp giảm nồng độ acid uric máu, đồng thời giảm bớt sự chịu đựng sức nặng của các khớp.
  • Tăng cường thực phẩm chứa ít purine: Những loại thực phẩm như ngũ cốc, các loại hạt, rau nhiều chất xơ là những thực phẩm có lượng purine thấp. Những thực phẩm này có tác dụng giảm nồng độ acid uric trong máu. Quả anh đào và quả mâm xôi được các chuyên gia khuyên nên dùng.
  • Tránh ăn quá nhiều đạm động vật. Các thực phẩm chứa nhiều purin như nội tạng động vật (gan, thận, não, lách), cá trồng, cá trích, cá thu, sò, trai,… các loại thức ăn cay, nóng.
  • Nên ăn nhiều hoa quả và rau; uống các loại nước khoáng thiên nhiên chứa bicarbonat.
  • Cần tránh làm việc quá sức và ăn uống quá mức, không để cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc táo bón.
  • Không uống rượu, hạn chế uống bia, đồ uống có ga. Trong một công trình nghiên cứu, người ta thấy rằng ở nhóm người uống khoảng 1 lít bia trở lên trong một ngày có tỷ lệ bị goutt gấp 2,5 lần so với nhóm người uống hạn chế.
  • Kiểm tra định kỳ sức khỏe 6 tháng một lần, nếu thấy có dấu hiệu của bệnh gút hãy nhanh chóng khám và điều trị ngày còn sớm.

Kết luận: Đặc thù nghề nghiệp khiến dân văn phòng dễ mắc phải các bệnh mà bài viết vừa nêu trên. Bạn cần xây dựng các biện pháp phòng tránh bệnh ngay từ bây giờ để đảm bảo sức khỏe tốt, tăng khả năng sáng tạo, năng suất trong công việc.

0/5 (0 Reviews)
Back to top button