Răng khểnh là chiếc răng mọc hơi lệch lên trên so với toàn hàm một chút và không gây ra bất kì sự sai lệch nào về khớp cắn. Việc sở hữu một chiếc răng khểnh là một nét đẹp vô cùng duyên dáng mà rất nhiều người mơ ước. Chính vì điều đó mà hiện nay việc trồng răng khểnh được khá nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, việc trồng răng khểnh nhân tạo có nên hay không thì bạn cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ. Bài viết dưới đây, nha khoa uy tín ở Sài Gòn sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về các phương pháp trồng răng khểnh. Cùng tìm hiểu nhé.
Răng Khểnh Tự Nhiên Hình Thành Như Thế Nào?
- Yếu tố di truyền: Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy hàm răng chính là tính trạng dễ di truyền nhất. Điều này có nghĩa là nếu gia đình bạn có ông bà hay bố mẹ có răng khểnh thì đặc điểm này cũng sẽ dễ có ở bạn.
- Thói quen xấu lúc nhỏ: Những thói quen xấu lúc nhỏ của bạn gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng. Đặc biệt là lúc nhỏ, khi răng vẫn chưa hình thành ổn định thì những tật xấu sẽ khiến vòm hàm trở nên nhỏ hẹp, xô đẩy vị trí các răng, khiến một hay nhiều răng bị khấp khểnh. Một số thói quen xấu phổ biến thường là mút ngón tay, nghiến răng, đẩy lưỡi…
- Vấn đề với răng sữa: Răng sữa đóng một vai trò rất quan trọng trong 10 năm đầu đời của mỗi người. Thời điểm thay răng nanh sữa thường là vào khoảng 10 – 12 tuổi nhưng nếu răng rụng trước hoặc sau thời điểm này có thể khiến răng vĩnh viễn mọc chen lấn vị trí của nhau, làm xuất hiện răng khểnh.
Có Nên Trồng Răng Khểnh Không?
Nét duyên từ chiếc răng khểnh làm cho nụ cười của bạn thêm thu hút. Vì vậy mà ngày càng có nhiều người tìm đến dịch vụ trồng răng khểnh nhân tạo để làm đẹp. Theo các bác sĩ tại nha khoa ODA thì để có một chiếc răng khểnh tự nhiên giống như răng thật thì phải hội tụ được các yếu tố:
- Trung tâm nha khoa đó phải có đội ngũ Y Bác sĩ giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm
- Các kỹ thuật làm răng sứ phải được thực hiện một cách chính xác
- Nguyên vật liệu sử dụng để trồng răng khểnh phải đạt chuẩn để mang lại độ bền chắc và có màu sắc tự nhiên.
Nha Khoa Uy Tín Ở Sài Gòn Mách Bạn Các Phương Pháp Trồng Răng Khểnh:
Phương pháp trám composite
- Phương pháp trồng răng khểnh giả hàn trám bằng chất liệu composite bạn sẽ được các bác sĩ tiến hành bằng cách đưa vật liệu trám lên phần răng nanh và đắp composite, chỉnh sửa cho đến khi tạo được chiếc răng khểnh ưng ý thì mới chiếu đèn laser để đông cứng vết trám. Hiện tại, đây là phương pháp được rất nhiều người lựa chọn bởi nó mang lại tính thẩm mỹ cao, chi phí rẻ và có thể dễ dàng tháo lắp khi cần.
Bọc răng sứ:
- Với kỹ thuật trồng răng khểnh giả ở vị trí răng số 2 này bác sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ răng đi và thực hiện 2 mão răng kép: Mão răng thứ nhất sẽ được dùng để thay thế cho chiếc răng số 2 đã được mài nhỏ, còn mão răng thứ 2 sẽ được đính vào phần trên của mão răng thứ nhất và nằm ở trên nướu, hướng ra ngoài tạo thành răng khểnh.
- Ưu điểm nổi bật của phương pháp này chính là đảm bảo tính thẩm mỹ cao, cải thiện chức năng ăn nhai tốt và không gây cảm giác cộm hay khó chịu sau khi thực hiện.
Những Điều Cần Lưu Ý Khi Trồng Răng Khểnh:
- Khi trồng răng khểnh giả để đảm bảo sức khỏe răng miệng bạn cần lưu ý rất nhiều đến việc chăm sóc răng hàng ngày đúng cách, cần làm sạch những mảng bám trên răng khểnh một cách tốt nhất.
- Việc chải răng đúng cách rất quan trọng, ngày chải răng từ 2 đến 3 lần, cần chú ý chải sạch chỗ răng khểnh tạo kẽ.
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn còn giắt lại ở kẽ răng.
- Súc miệng thường xuyên bằng nước muối ấm, có thể sử đụng các dung dịch súc miệng được bác sĩ nha khoa khuyên dùng.
- Đi thăm khám và kiểm tra răng định kỳ 6 tháng/1 lần để bác sĩ có thể kiểm tra lại độ khít của răng khểnh, kịp thời phát hiện ra các bệnh lý có thể xảy ra một cách sớm nhất.